Đài phun nước Phát An hôm nay sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc về 1 kiến thức vật lý khoa học có tên đài phun nước heron . Cùng tìm hiểu hết bài viết này để xem mình có thể tự làm ra một đài phun nước heron hay không nhé.
Định nghĩa đài phun nước heron
Đài phun nước Heron (hoặc đài phun nước Hero) là một máy thủy lực được phát minh vào thế kỷ thứ nhất bởi nhà phát minh, nhà toán học và nhà vật lý Heron xứ Alexandria. Heron nghiên cứu áp suất khí quyển và hơi nước, mô tả động cơ hơi nước đầu tiên và làm ra thứ đồ chơi có thể phun nước, một trong số đó được gọi là đài phun nước Heron. Các phiên bản khác nhau của đài phun nước Heron được sử dụng trong các lớp học vật lý ngày nay để thuyết minh cho nguyên tắc thủy lực học và khí nén học.
Nguyên lý hoạt động đài phun nước heron
Nguyên tắc hoạt động của đài phun nước Heron liên quan đến sự tạo áp suất và sự thay đổi áp suất trong các bình chứa nước. Khi một bình dưới nước, áp suất trong đó tăng lên, đẩy nước lên ống và đẩy nước ra khỏi bình trên. Khi bạn ngừng đút bình dưới nước, áp suất giảm, và nước ngừng phun ra. Đài phun nước Heron là một ví dụ về nguyên lý cơ bản của vận động nước trong hệ thống đóng, mà Heron of Alexandria đã nghiên cứu và ghi chép trong các tác phẩm của ông. Đây là một ví dụ thú vị về cách sử dụng cơ học đơn giản để tạo ra hiện tượng vui vẻ và giáo dục về nguyên tắc khoa học.
=> Xem thêm : Đài phun nước nghệ thuật cực đẹp
Chuẩn bị vật liệu và cách làm đài phun nước heron
Trong mô tả sau, có 3 bình chứa:
- (A) Chậu (trên đầu)
- (B) Bình cấp nước, kín khí (ở giữa)
- (C) Bình cấp khí, kín khí (ở dưới)
Đài phun nước Heron được xây dựng như sau:
- Bắt đầu với chậu (A), bề mặt để hở với không khí. Chạy một ống (P1, bên trái ảnh) từ một lỗ ở dưới chậu (A) đến bình cấp khí (C).
- Chạy một ống (P2, bên phải hình) từ đỉnh bình cấp khí (C) lên đến gần đầu bình cấp nước (B).
- Một ống (P3, ở giữa hình ảnh) sẽ chạy từ dưới bình cấp nước (B), xuyên qua đáy chậu (A) đến độ cao ngang phía trên vành chậu. Nước sẽ phun lên trên qua đường ống này.
Hoạt động:
- Ban đầu, bình cấp khí (C) chỉ có không khí, còn bình cấp nước (B) chỉ chứa nước.
- Để khởi động đài phun nước, đổ nước vào chậu (A).
- Nước từ chậu (A) chảy theo trọng lực và đi vào bình cấp khí (C). Lúc này, nước sẽ đẩy không khí trong bình cấp khí (C) di chuyển vào bình cấp nước (B). Áp suất không khí trong bình cấp nước (B) tăng lên và tạo ra lực đẩy khiến nước trong bình cấp nước (B) phun lên chậu (A). Số nước bị phun lên chậu (A) lại chảy ngược xuống bình cấp khí (C).
- Dòng chảy sẽ dừng lại khi bình cấp nước (B) trống rỗng.
Tham khảo thêm các mẫu => đài phun nước ngoài đời thực của Phát An xây dựng.